Bón phân cho cây lúa

1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh:

Lúa có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất phèn đất, đất mặn, đất bạc màu. Tuy nhiên năng suất lúa trên các loại đất là tương đối khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố hạn chế của từng loại đất…

2. Kỹ thuật trồng:

Tính từ phía nam đèo Hải Vân, khí hậu nhiệt đới điển hình có thể gieo trông lúa 3 vụ/năm: vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ thu đông.

3- Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây lúa

.Đạm là nguyên tố quan trong nhất giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển, tăng khả năng đẻ nhánh, các nhánh hữu hiệu và kiến tạo năng suất Lân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ rễ giúp cho lúa có thể hút các chất dinh dưỡng từ đất. Trong một số trường hợp đất phèn và đất phèn mặn thì lân còn có vai trò kìm hãm các độc tố giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển.Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây lúa. Ngoài ra có vai trò trong việc vận chuyển các chất, giúp cho cây cứng, tăng khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh Thiếu kali cây thường còi cọc, lá thường bị cháy không còn khả năng quang họp dẫn đến năng suất thấp và tỷ lệ hạt lép nhiều.

3.2 Liều lượng phân bón cho lúa

Với các giống lúa khác nhau nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Hiện nay các giống lúa lai thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống lúa thuần. Khuyến cáo về phân bón cho các loại như sau:

Bảng 1: Liều lượng phân bón áp dụng cho các giống lúa thuần & lúa lai
 

Giống Phân chuồng (tấn/ha) Đạm (kg/ha) Lân (kg/ha) Kali (kg/ha)
N Ure P2O5 Lân super K2O Kd
1. Các giống lúa thuần
+ Lúa ngắn và trung ngày 90-120 ngày
8-10 100-120 220-260 50-60 300-350 48-60 80-100
+ Lúa dài ngày  > 120 ngày 8-10 115-138 250-300 60-70 350-400 60-90 100-150
Các giống lúa lai 8-10 138-147 300-320 70-75 400-450 90-120 150-200

* Vôi bột: kết hợp bón thêm vôi bột khoảng 500 kg/ha

3.2. Thời kỳ bón phân, cách bón

Vôi bón sau lần làm đất đầu tiên. Tùy theo độ chua của đất để tăng hoặc giảm lượng vôi bón cho phù hợp.

Bón lót: Phân chuồng bón khi bừa đất lần cuối và toàn bộ phân lân.

Bón thúc 1: Lúc lúa được 2,5 – 3 lá (sau sạ 10-12 ngày) hoặc sau cấy 5 ngày để mạ nhanh phát triển, đẻ nhánh sớm, với 30 % lượng đạm và 50 % lượng kali.

Bón thúc 2: Bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 15-20 ngày. Lượng đạm bón khoảng 40 % tổng lượng đạm.

Bón thúc 3: Bón thúc lần 3 thực chất là bón đón đòng, trước trỗ khoảng 15-20 ngày. Lượng bón số đạm và kali còn lại.

4. Hiệu lực kali trên cây lúa

 Trong mỗi quan hệ giữa Kali & đạm thì đạm vẫn là yếu tố tăng năng suất hàng đầu. Đạm giúp tăng năng suất; sinh vật học và năng suất thực thu. Bón Kali tăng khả năng vận chuyển các chất, thân cây cứng khỏe, giảm tỷ lệ sâu bệnh đồng thời làm giảm tỷ lệ hạt lép.

Đánh giá về hiệu lực của kali đối với lúa tại đồng bằng sông Cửu Long (Vũ Cao Thái & Nguyễn Minh Hưng 2002) cho rằng nếu chỉ bón kali cho lúa không kết hợp với các loại phân bón khác thì năng suất còn thấp hơn so với cấy không phân bón. Khi kết hợp với các loại phân bón khác như đạm, lân thì vai trò của của kali đối với năng suất được thấy rõ hơn. Hiệu suất của kali từ 4,6-5,5 kg thóc/kg K2O. Tuy nhiên, trên các loại đất khác nhau và các giống khác nhau thì hiệu lực kali sẽ khác nhau.

Bài viết liên quan