1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
Cây cao su có nguồn gốc nhiệt đới thích ứng với nhiệt độ cao và đều quanh năm, nhiệt độ tối thích cho cao su phát triển là từ 26-320C.
2. Kỹ thuật trồng:
Thời vụ trồng: cao su thường được trồng vào các tháng đầu mùa mưa khi thời tiết tương đối thuận lợi. Thời vụ trồng ở các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm và ở các tỉnh Đông Nam bộ từ tháng 6 đến cuối tháng 7 hàng năm…
Mật độ trồng: Tùy theo từng loại đất và địa hình mà bố trí cho phù hợp. Thông thường khoảng cách 7 x 3 m hoặc 6 x 3m hoặc 7 x 2,5 m, tương ứng với mật độ 476, 555 và 571 cây/ha.
3- Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây cao su
Đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò tạo năng suất và chất lượng. Lân có vai trò quan trọng với cây cao su, tuy nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn cây non yếu, được cải thiện khi cây trưởng thành. Kali có vai trò quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất mủ của cao su. Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, cây cao su hút nhiều chất trung lượng như: Canxi, magiê, lưu huỳnh và các chất vi lượng như: Mangan, sắt, bo, molypđen, kẽm, đồng.Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), cây cao su (CS) cần dinh dưỡng để phát triển rễ, thân, cành, lá. Trong điều kiện đầy đủ các chất dinh dưỡng, cây phát triển nhanh, rút ngắn thời gian KTCBỞ giai đoạn kinh doanh (KD), cây vừa tăng trưởng vừa sản xuất mủ, trái, hạt lại phải thay lá hàng năm. Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cây sẽ có bộ tán tốt, tạo sự quang hợp cao giúp cây tăng trưởng nhanh, kháng được các loại sâu bệnh và cho sản lượng cao. Những năm gần đây, do có sự chăm sóc tốt hơn, năng suất mủ qui khô đã tăng nhanh, đạt 2 – 2,5 tấn/ha/năm. Mặc dù dinh dưỡng cây lấy đi theo sản phẩm không nhiều, nhưng nhu cầu dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển khá cao. Để cho 3 tấn mủ ha/năm, cây cao su đã hút đi 18,9 kg N, 3,8 kg P2O5, 12,9 kg K2O; Tuy nhiên khi dùng thuốc kích thích cũng với năng suất 3 tấn mủ lượng dinh dưỡng cây lấy đi theo năng suất mủ là 18,9 kg N, 8,7 kg P2O5, 15,5 kg K2O3.1 Liều lượng phân hóa học bón cho cao suPhân bón cho cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Bảng 8: Lượng phân cho cao su thời kỳ KTCB thay đổi tùy theo mật độ trồng và tuổi cây
Phân bón cho cây cao su trong thời gian khai thác
Bảng 9: Liều lượng phân hóa học bón cho cao su khai thác theo mật độ và năm khai thác
3.2 Thời kỳ và phương pháp bón
Phương pháp bón phân cho cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Phân vô cơ được chia bón làm 2 – 3 đợt trong năm. Năm đầu tiên thời gian giữa các lần bón phân cách nhau ít nhất 1 tháng. Năm thứ hai trở đi bón vào đầu và cuối mùa mưa.Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mưa tập trung. Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: Cuốc rãnh hình vành khăn hoặc xăm nhiều lỗ quanh gốc cao su theo mép của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất vùi phân. Khi cây cao su đã giao tán: Đất bằng phẳng hoặc ít dốc thì rải đều phân thành băng rộng 1 m giữa hàng cao su. Đối với đất dốc thì bón vào hệ thống hố giữ màu và vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.
Phương pháp bón phân cho cao su trong thời kỳ khai thác
Phân vô cơ đươc chia làm 2 lần/năm, lần đầu bón 2/3 lượng phân N và K và toàn bộ lân vào tháng 4, 5 (đầu mùa mưa) khi đất đủ ẩm, lần hai bón lượng còn lại vào tháng 10.
Cách bón: Trộn kỹ, chia, rải đều lượng phân thành băng rộng 1 – 1,5 m giữa luống cao su. Đối với đất có độ dốc trên 15% thì bón vào hệ thống hố giữ màu và vùi lấp kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất